4 tiêu chí để chọn trường đại học | Đi xin review trường có gì sai?
Hãy ngưng ngay việc đi hỏi: “Anh chị có thể review cho em khoa/ngành anh chị đang học không ạ?” Xin chào tất cả mọi người. Mình là Thảo Mùa hướng nghiệp đã đến rồi. Và mấy năm nay thì, cứ bắt đầu vào thời điểm này mình lại nhận được inbox của các em lớpHãy ngưng ngay việc đi hỏi: “Anh chị có thể review cho em khoa/ngành anh chị đang học không ạ?” Xin chào tất cả mọi người. Mình là Thảo Mùa hướng nghiệp đã đến rồi. Và mấy năm nay thì, cứ bắt đầu vào thời điểm này mình lại nhận được inbox của các em lớp 12. hỏi xin review về ngành, khoa, về trường mình đang học. Thỉnh thoảng thì tiện thể cũng định hướng nghề nghiệp luôn. Vậy nên mình quyết định làm video này để để dành tặng cho những bạn lớp 12 để có thể lựa chọn trường đại học tốt nhất cho mình. Lưu ý rằng trong video này mình chỉ nói đến những tiêu chí để lựa chọn trường đại học tốt nhất dành cho bạn thôi Chúng ta sẽ mặc định rằng bạn đã có định hướng nghề nghiệp và đã chọn được ngành học cho mình rồi.
Thứ tự những tiêu chí ở đây chỉ là ngẫu nhiên không sắp xếp theo mức độ quan trọng. Ở cuối video mình sẽ nói đến những sai lầm mà các bạn rất hay gặp phải khi đi xin review về trường. Thế nên, hãy xem đến cuối video nhé. Bắt đầu thôi! Thứ nhất là về CƠ SỞ VẬT CHẤT. Nếu bạn học những ngành học mà yêu cầu sử dụng những thiết bị công nghệ cao hoặc là sử dụng liên tục trong suốt quá trình bạn làm việc ví dụ như: Y tế, ngành IT, ngành kỹ thuật, kỹ sư,v.v Thì đây sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi bạn lựa chọn. Ngoài ra cơ sở vật chất không chỉ bao gồm các thiết bị, phòng học mà còn bao gồm ký túc xá, sân bãi,
Những cơ sở vật chất này sẽ tác động lên những trải nghiệm rất nhỏ trong mỗi ngày bạn đi học. Tuy nhỏ thôi nhưng bởi vì liên tục & trong suốt quá trình bạn học thế nên là nếu mà cơ sở vật chất không tốt ý sẽ gây ra khó chịu & phiền toái lắm đấy. Ví dụ như bạn là một người yêu thể thao đi mà ở trường đại học bạn sắp học, thậm chí đến sân bãi để bạn tập luyện cũng không có, thế sẽ cực kỳ khó chịu. Mình đảm bảo luôn! Nhưng cơ sở vật chất lại đi liền với học phí. Cơ sở vật chất tốt thì dĩ nhiên học phí càng cao. Thì những gia đình không khá giả lắm sẽ không có nhiều sự lựa chọn đúng không? Trong trường hợp đấy thì cũng đừng quá lo lắng.
Nếu đó là một ngành học bạn cực kỳ đam mê, thì hãy chọn cho mình một trường có cơ sở vật chất “chấp nhận được” trong khả năng tài chính của gia đình. Bởi vì người ta vẫn nói là: “hơn nhau ở cái đầu”. Đấy chỉ là những công cụ thôi. Mặc dù chúng có ảnh hưởng cũng có ảnh hưởng đến việc học tập & sự nghiệp sau này của bạn. Nhưng mà sau này bạn có thể kiếm ra tiền này. Bạn có thể tự trang bị cho mình hoặc công ty trang bị cho bạn. Lúc đó, tuy bạn có thể đi chậm hơn người khác một chút nhưng không có nghĩa là bạn thua kém người khác. Tiếp theo là tiêu chí về giảng viên. Trước khi xét đến tiêu chí này thì bạn phải xác định xem là mình học đại học theo hướng nào.
Hướng hàn lâm hay hướng ứng dụng? Hướng hàn lâm ở đây tức là bạn sẽ đi nghiên cứu nhiều hơn bạn có ý định học cao hơn. Còn hướng ứng dụng thì sẽ chủ yếu để trang bị những kiến thức kỹ năng để bạn đi làm. Làm ngay sau khi ra trường, hoặc thậm chí thực hành, thực tập trong quá trình học nữa. Đối với những bạn theo định hướng hàn lâm thì tốt nhất là nên học trong môi trường có nhiều giảng viên nhiều*nkinh nghiệm. Nghĩa là cũng có thể hiểu sơ sơ là những giảng viên đã lớn tuổi. Còn nếu theo hướng thực hành nhiều, sẽ tốt hơn nếu những giảng viên này có kinh nghiệm làm việc ở ngoài. ví dụ như họ có nghề phụ mà liên quan trực tiếp đến ngành học của bạn Hoặc là, tốt hơn nữa, họ đi dạy chỉ là phụ thôi.
Được nhà trường mời về dạy chẳng hạn. Như thế thì học sẽ có rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống & công việc để truyền đạt trực tiếp cho bạn trong quá trình học. Có giảng viên phù hợp với định hướng mình học thì sẽ giúp cực kỳ nhiều trong quá trình học, trong việc bạn muốn nghiên cứu, hay là đi làm sau này. Còn lấy được những thông tin chi tiết đến vậy hay không thì phụ thuộc vào khả năng điều tra của bạn rồi. Chúng ta cũng có thể lấy độ tuổi làm mức độ tham chiếu. Ở mức độ tương đối thì những giảng viên trẻ sẽ luôn luôn đem lại cho học đường một không khí một môi trường tươi mới, năng động. Thế hệ giảng viên trẻ ngày nay có rất nhiều người có thành tích xuất sắc.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng là không phải ai có thành tích xuất sắc cũng có khả năng diễn đạt tốt. Ở đây gọi là Kỹ năng Sư phạm. Khác biệt chủ yếu về độ tuổi giữa các giảng viên đó là về kinh nghiệm giảng dạy. Giảng viên trẻ sẽ có giới hạn nhất định về kinh nghiệm. Vì dĩ nhiên họ có thể xuất sắc nhưng họ chưa được đứng lớp nhiều. thì họ sẽ không có kinh nghiệm bằng những giảng viên lớn tuổi về truyền đạt, về xử lý các vấn đề trong quá trình học tập. Tuy nhiên các giảng viên trẻ vì gần độ tuổi chúng ta nên chúng ta có vẻ dễ tiếp cận hơn, cảm thấy thoải mái hơn họ cũng sẵn sàng trao đổi nhiều hơn và không có khoảng cách quá lớn giữa giảng viên & sinh viên.
Tuy nhiên, đừng vì thấy những giảng viên lớn tuổi có thể thỉnh thoảng hơi lowtech một tí, không quá openedmind, rồi họ khó theo kịp giới trẻ mà ngại ngần tiếp xúc và nhờ họ giúp đỡ. Vì mình tin rằng giảng viên dù ở độ tuổi nào thì vẫn luôn nỗ lực vì sinh viên. Và một điều không thể thay thế được đó là kinh nghiệm của họ. May mắn thì khi ngồi trên ghế nhà trường bạn sẽ gặp được giảng viên có thể thay thế cuộc đời bạn. Tuy nhiên đấy chỉ là may mắn mà thôi còn tùy duyên nữa. Làm sao bạn có thể đánh giá một người khi còn chưa tiếp xúc với người ta đủ nhiều chứ? Tuy vậy, thầy giỏi nhưng mà trò không có tư chất hoặc là không có nỗ lực thì cũng vô ích mà thôi.
Thế nên là đừng quá phụ thuộc vào thầy cô. Đừng vì mình dốt mà đổ tại thầy cô. Tự lực vẫn là điều quan trọng nhất. Điều tiếp theo nữa tuy không hoàn toàn thuộc về nhà trường nhưng mà cũng vô cùng quan trọng đó là CỘNG ĐỒNG SINH VIÊN. Khi mà chúng ta đều bị ảnh hưởng ít nhiều bởi môi trường nhất là khi chúng ta dành càng nhiều thời gian thì chúng ta càng bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường đó. Như chị Rosie Nguyễn đã nói trong cuốn sách “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” có những khi chính cộng đồng sinh viên lại gây dựng nên danh tiếng của trường đại học đó chứ không phải vì chất lượng giảng dạy. ví dụ như chúng ta có thể nghe nói “Sinh viên trường A thì năng động lắm” “Sinh viên trường B thì chắc hẳn phải rất giỏi ngoại ngữ” kiểu vậy.
Thực tế thì có 1 người bạn của mình cũng chọn trường phải vào bằng được trường đó bất chấp là học ngành gì. Bởi vì bạn ấy biết tại sao mình thích trường đó và biết tại sao mình cần nó. Và mặc dù là thỉnh thoảng vẫn nói xấu trường nhưng mà cho đến bay giờ thì bạn ấy vẫn hài lòng với quyết định ngày xưa của mình. Do đó nếu bạn thấy mình là type người dễ được/bị ảnh hưởng bởi môi trường thì hãy tìm cho mình một môi trường có thể tác động tích cực đến mình. bạn nên nâng tiêu chí này cao hơn một chút so với ngành học như bạn mình chẳng hạn. Và nên nhớ rằng sau này chính bạn sẽ tham gia vào môi trường đó và giúp xây dựng nên chính môi trường mà người khác mong muốn tham gia.
https://youtu.be/2wVGfxBU-YYHãy ngưng ngay việc đi hỏi: “Anh chị có thể review cho em khoa/ngành anh chị đang học không ạ?” Xin chào tất cả mọi người. Mình là Thảo Mùa hướng nghiệp đã đến rồi. Và mấy năm nay thì, cứ bắt đầu vào thời điểm này mình lại nhận được inbox của các em lớp